Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013
Truy vết lịch sử truy cập Internet thông qua công cụ Google một cách siêu đơn giản
*Chào các bạn!
- Bạn có một máy tính cá nhân dùng chung với nhiều người và muốn "theo dõi" xem họ thường làm gì trên máy tính của mình.
- Bạn muốn quản lí các em nhỏ trước những nguồn thông tin độc hại đầy rẫy trên Internet bằng một phương pháp siêu đơn giản.
- Hay đơn giản bạn hãy biết để tránh bị người khác "truy vết lịch sử" khi bạn sử dụng máy tính.
->> Internet sẻ cung cấp cho bạn rất nhiều phần mềm chuyên dụng để làm việt này... nhưng nhiều khi bạn thấy không phù hợp.
Vậy...
nL-BloggerVN sẻ cung cấp cho bạn một thủ thuật cực kì đơn giản mà tiện dụng - không cần phần mềm - bạn chỉ cần một tài khoản Google (Gmail) ->> Vậy là xong bước chuẩn bị.
*Để bắt đầu bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Google của mình và để yên như vậy (nhớ là đừng đăng xuất nhé) ->> Xong ->> Từ nay tất cả những từ khóa tìm kiếm thông qua công cụ Google cũng như các Video đã xem trên Youtube đều được ghi lại.
->> Bạn có đang thắc mắc về sự riêng tư của bạn trong những ngày qua không nếu tài khoản Gmail (Google) của bạn vẫn còn đang mở... Hãy vào đây để xem nhé.
Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013
Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013
Hướng dẫn sử dụng phần mềm đóng băng với việc khắc phục gần như hoàn toàn các nhược điểm cố hửu vốn có
<<< nL-BloggerVN - Ghi rõ nguồn nL-BloggerVN khi phát lại thông tin từ trang này >>>
Đóng băng hệ thống là một trong những giải pháp bảo vệ máy tính hiệu quả đối với nhiều người.
Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc đóng băng hệ thống có gây hại cho máy tính hay không? Bài viết này tuy chỉ là mang tính chủ quan của người viết nhưng cũng mong muốn phần nào giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về việc có nên đóng băng hệ thống hay không.
Thứ nhất: Đóng băng hệ thống có gây hại cho ổ cứng?
>> Có ý kiến cho rằng đóng băng hệ thống là có hại cho ổ cứng, tuy nhiên lại chưa có bằng chứng nào thể hiện tính đúng đắn cho ý kiến này, rất nhiều diễn đàn chỉ nói nhưng không có một cụ thể nào cả, và theo quan điểm riêng của người viết thì ý kiến này là không đúng vì những lý do sau;
- Bạn có biết phần mềm đóng băng "Shadow Defender" có khả năng loại trừ một đối tượng là tập tin hay thư mục để không chịu sự bảo vệ khi phần mềm được kích hoạt, vậy bạn hãy thử nghiệm cho đóng băng hệ thống mà không đóng băng tập tin "hiberfil.sys" trong ổ đĩa gốc C:
Hầu như ai trong chúng ta cũng biết đến chức năng "Ngủ đông" sẻ lưu lại toàn bộ những gì có trên Ram vào một tập tin có trên ổ cứng mang tên "hiberfil.sys"
Vậy khi thử ngiệm rồi bạn sẻ thấy rằng cho dù hệ thống đang ở trạng thái đóng băng thì không những chỉ các chương trình đang hoạt động mới được khôi phục lại sau khi "Tỉnh dậy", mà tất cả những gì đã lưu hay cài đặt trực tiếp lên ổ cứng đóng băng vẫn còn nguyên sau khi đã ngủ đông. Đều này chứng minh rằng tại sao tất cả dữ liệu trên ổ cứng đóng băng lại biến mất nhanh chóng khi khởi động lại máy - Là vì dữ liệu đó không hề được lưu lên ổ cứng mà là nó được lưu lên Ram.
Bạn có đồng tình với kết luận này hay không... vậy hãy thử đi trước khi đưa ra nhận xét.
Thứ hai: Đóng băng hệ thống là quá trình ghi chép và xóa dữ liệu một cách "Cấp tốc" nên nó rất hại cho ổ cứng?
>> Đây là một ý kiến rất buồn cười mà mình đã từng đọc qua trên các diễn đàn.
- Câu trả lời có lẻ không cần nói ra thì mọi người cũng biết, giả sử như hệ thống máy tính của bạn đã được đóng băng và trong khi sử dụng lại bị cúp điện đột ngột thì chương trình nào lại có khả năng cấp tốc xóa hàng GB dữ liệu đến thế. Đó là chưa kể đến cái định nghĩa đã được khẵng định từ lâu và không còn bàn cải đó là: "Đóng băng là toàn bộ hệ thống sẻ hoạt động trên một môi trường ảo đồng thời nó chống ghi mọi dữ liệu lên ổ cứng"
Nhân tiện mình cũng nói qua một chút để lở có bạn nào thắc mắc: Nếu máy tính của bạn chỉ có 1GB Ram nhưng dữ liệu bạn lưu trữ trên phân vùng đóng băng lên đến 2GB thì vẫn Ok, vì ngoài dung lượng Ram thật còn có Ram ảo mà hệ thống tạo ra từ ổ cứng nữa.
Thứ ba: Đóng băng hệ thống thì sẻ mất hết dữ liệu sau khi khởi động lại máy.
>> Đều này là đương nhiên, nhưng nói như thế thì thật là phiến diện và... thật là.. vơ đũa cả nắm.
Tại vì sao - Tại vì nếu đó là DỮ LIỆU QUAN TRỌNG thì bạn có thể lưu trữ cố định vào một phân vùng ổ đĩa không bị đóng băng, thậm chí là một thư mục trong phân vùng đóng băng đã được loại trừ, đều này sẻ giúp bạn tận dụng và không lãng phí phần dung lượng chưa sử dụng. Với "Shadow Defender" bạn còn có thể lưu dữ liệu vào phân vùng đã đóng băng với tùy chọn "Loại trừ tạm thời"... Và như đã nói ở trên, bất cứ một chương trình hay cài đặt nào đã diễn ra trên hệ thống đóng băng vẫn có thể tồn tại đến lần mở máy tiếp theo miễn là bạn đừng quên loại trừ đóng băng tập tin ngủ đông "hiberfil.sys".
Thứ tư: Phần mềm "Shadow Defender" có khả năng thiết lập đóng băng mà không cần khởi động lại máy tính, nhưng nếu muốn rã băng để cài đặt thêm phần mềm cố đinh thì phải khởi động lại hệ thống để cài đặt rồi lại đóng băng và sử dụng - Đây có phải là một bất tiện cho bạn?
>> Đều này là không sai nhưng bạn hoàn toàn có thể đóng băng lẫn rã băng mà không cần khởi động lai hệ thống bằng một thủ thuật rất đơn giản sau đây:
Phần mềm đóng băng "Shadow Defender" có một cái "DỞ" đó là nó không thể bảo vệ hệ thống trong chế độ "Safe Mode" của Windows được, vậy còn gì tuyệt vời hơn khi bạn biết tận dụng cái khuyết điểm của nó để làm thành cái ưu điểm cho riêng mình... - Khi cần cài đặt thêm tiện ích cho hệ thống bạn chỉ cần khởi động vào chế độ "Safe Mode" bằng phím F8 và cài đặt/thiết lập tùy ý, vậy là xong. Tất cả đều được lưu lại vì hệ thống của bạn lúc này không hề được đóng băng.
Thêm một vài vấn đề nữa để bạn có cái nhìn toàn diện nhất về lựa chọn phần mềm bảo vệ hệ thống cho mình đó là:
- Nếu hệ thống của bạn không được đóng băng thì nguy cơ Virut là rất cao -> Nhiễm Virut -> Nguy cơ hư hại hệ thống cũng như dữ liệu của bạn.
- Nếu cài chương trình Virut thì bạn phải gò bó trong việt nâng cấp thường xuyên -> Cần kết nối Internet cũng như hao tốn dung lương tải về, đó là chưa kể chi phí cho bản quyền...
- Hầu hết các chương trình Virut hiện nay đều rất nặng và còn đòi hỏi phải được khởi động theo hệ thống nên sẻ làm chậm máy tính đáng kể, tạo thêm gánh nặng cho CPU nói riêng và toàn bộ hệ thống nói chung -> Chẳng lẻ lại không gây hại gì...
Và một đều lưu ý cuối cùng: Người viết (Người quản trị của trang Blog nL-BloggerVN.BlogSpot.Com) đã thử nghiệm thành công tất cả những thủ thuật trên cho Win XP, nhưng trên Win 7 thì có xuất hiện lỗi không thể thêm tập tin ngủ đông "hiberfil.sys" vào danh sách loại trừ bảo vệ, rất may là sau một thời gian tìm tòi đã khắc phục đươc lỗi này - Nhưng khuya rồi - Hẹn gặp lại bạn đọc trong bài viết tiếp theo nhé.
----------oOo----------
Shadow Defender & Cách sử dụng hiệu quả phần mềm đóng băng hệ thống trên Windows
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)